Chăm sóc đứa con đầu tiên nhiều khi là một việc làm quá sức nhất là đối với những bà mẹ trẻ. Vậy hãy xem ngay một số vấn đề cần lưu ý về chăm sóc trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần chú ý gì?
Bạn hãy tìm hiểu trẻ cần phải chích ngừa những vắc xin gì và chích như thế nào? Hãy cố gắng ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ và cho bé tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch sẽ giúp trẻ tránh được nhiều bệnh dịch nguy hiểm.
Theo dõi thân nhiệt cho trẻ như thế nào?
Bạn nên mua một nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào. Khi thấy bé nóng sốt, bạn nên đo nhiệt độ cho bé trước khi cân nhắc đến việc có nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt hay không. Tùy theo thân nhiệt của bé, bạn có các điều chỉnh việc chăm sóc bé cho phù hợp:
– Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5 – 37,5°C.
– Nếu thân nhiệt của bé thấp hơn 36,5°C, bạn cần ủ ấm cho bé ngay.
– Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,5°C, bạn nên bỏ bớt khăn, mền, cởi bớt quần áo, mũ, bao chân bao tay. Cho bé bú nhiều hơn, theo dõi nhiệt độ của bé thật kỹ.
– Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 38°C, bé đã bị sốt. Bạn cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất.
Khi đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý đến vị trí lấy nhiệt độ của bé
– Ở nách: Bạn đặt nhiệt kế vào nách bé và giữ trong khoảng 2 phút. Nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,50°C mới là nhiệt độ thực tế của bé.
– Ở hậu môn: Bạn đặt nhiệt kế vào hậu môn bé và giữ trong 1 phút. Nhiệt độ đo được ở hậu môn chính là thân nhiệt thật của bé.
Các theo dõi khác mà mẹ nên chú ý
Theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động của trẻ theo đúng lứa tuổi.
Tái khám theo hẹn của bác sỹ (Khám mắt cho trẻ đẻ non có cân nặng lúc sinh dưới 2000g khi trẻ được 4 tuần tuổi, trẻ bị bệnh tim mạch…).
Trẻ sơ sinh nên được khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế( 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng…)
Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh là gì?
Nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu:
Bú ít hoặc bỏ bú.
Co giật hoặc co cứng.
Ngủ li bì khó đánh thức.
Thở rít khi nằm yên, thở khò khè.
Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
Chảy máu bất cứ chỗ nào.
Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi).
Nôn liên tục, bụng chướng.
Sau khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi sự bao bọc trong cơ thể người mẹ và phải tự thích nghi với môi trường bên ngoài, học cách tự thở, tự bú và chống chọi với thời tiết nóng, lạnh… Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng rất quan trọng, có nhiều vấn đề mà cha mẹ cần lưu ý.