Hăm tã là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em khó chịu, quấy khóc, viêm da, dị ứng,.. Theo thống kê hiện nay, trung bình cứ 4 bé thì có 1 bé bị hăm ít nhất một lần. Vậy làm cách nào để ngăn ngừa hăm tã cho con? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1.Vệ sinh sạch sẽ luôn là yêu cầu vô cùng quan trọng chống hăm tã cho trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh hệ miễn dịch nói chung và miễn dịch da nói riêng chưa hoàn chỉnh, luôn cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách.
Sau sinh từ 1 ngày, mẹ nên duy trì việc tắm hàng ngày để làm sạch chất “gây” trên da bé, tránh kỳ cọ mạnh, đặc biệt là với trẻ chưa rụng rốn. Sau khi tắm hoặc thay tã nên sử dụng kem chống hăm có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính của các hãng dược phẩm uy tín bôi vào vùng kẽ như cổ, bẹn mông đùi và các nếp gấp khác.
- Luôn giữ cho da trẻ khô thoáng để chống hăm tã hiệu quả
Hăm tã thường gặp do vùng da mang tã hô hấp kém, bí khí, vệ sinh không đúng cách. Vì vậy, việc quan trọng là cần giữ cho vùng da đóng tã luôn sạch sẽ, thoáng khí.
Khi trẻ bắt đầu có các dấu hiệu hăm tã nhẹ như mẩn đỏ trên da, cha mẹ nên vệ sinh da thường xuyên kết hợp việc sử dụng kem chống hăm để tạo ra lớp màng ngăn cách giữa da với các yếu tố có hại như độ ẩm, vi khuẩn.
Riêng với trường hợp hăm tã nặng, chảy nước vết trợt, loét, bọng nước hay có dấu hiệu mưng mủ, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Đừng coi thường hăm tã vì rất nhiều biến chứng nguy hiểm
Vì hăm tã rất hay gặp nên nhiều bà mẹ thường có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên nếu để hăm tã tiến triển nghiêm trọng, có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.
Hăm tã gây viêm da, loét, trợt, có bọng nước, mưng mủ. Tình trạng này không chỉ làm trẻ khó chịu, kém ăn, quấy khóc, khó ngủ mà còn có thể dẫn tới sốt, nhiễm trùng nặng, viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, suy giảm miễn dịch…Do đó cha mẹ theo dõi và phát hiện sớm hăm tã để có hướng xử trí đúng cách.
8 cách trị hăm tã hiệu quả nhất cho trẻ từ thảo dược
1.1. Trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa , acid béo có công dụng kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn gây hăm. Đồng thời, dầu dừa cũng giàu vitamin E, K giúp dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ.
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa:
- Bước 1: Chuẩn bị:
- 1 khăn mềm, sạch
- 5ml dầu dừa (có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo diện tích vùng hăm tã của bé)
- Nước ấm (35 – 38°C)
- Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng nước ấm (35 – 38°C)
- Bước 3: Dùng khăn sạch lau khô tay mẹ và vùng da hăm tã của bé
- Bước 4: Thoa 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng da hăm.
Lưu ý:
- Sử dụng 2 lần/ngày
- Rửa tay sạch sẽ trước khi trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa
- Sử dụng dầu dừa nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng.
1.2. Trị hăm tã cho bé bằng lá khế
Theo Đông y, lá khế được xếp vào loại thảo dược tự nhiên, có công dụng tiêu viêm, giảm sưng, sát khuẩn… Chữa hăm tã bằng lá khế được đánh giá là phương pháp hiệu quả, giảm nhanh các triệu chứng hăm tã ở trẻ.
Các bước trị hăm tã bằng lá khế:
- Bước 1: Chuẩn bị:
- 1 nắm lá khế xanh (20 gram)
- ¼ thìa muối (khoảng 5 hạt gạo)
- 1 chiếc khăn sạch
- Nước sạch
- Bước 2: Ngâm lá khế với nước muối loãng trong 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn
- Bước 3: Giã nát lá khế, sau đó cho vào nồi đun sôi cùng 1,5 lít nước và ¼ thìa muối đã chuẩn bị từ trước. Đợi nước nguội, chắt lấy nước khế (bỏ bã).
- Bước 4: Dùng khăn sạch thấm nước khế và rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm (khoảng 5 phút), sau đó rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn mềm lau khô.
Lưu ý:
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày khi thay bỉm cho bé.
- Nước giã lá khế nên dùng ngay, không để qua đêm hay pha loãng vì sẽ làm mất tác dụng.
1.3. Cách trị hăm tã nhanh nhất bằng lá trà shan tuyết
Trà Shan tuyết giàu “kháng sinh thực vật” giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn vi khuẩn gây hăm tã. Đồng thời, trà Shan tuyết còn chứa tanin có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp vùng hăm mau khỏi. Đây là mẹo trị hăm tã thường được các mẹ áp dụng cho con nhất.
Cách trị hăm tã bằng lá trà Shan tuyết:
- Bước 1: Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trà Shan tuyết tươi (20g)
- 1/2 thìa muối (5g)
- Nước sạch
- Khăn mềm
- Bước 2: Ngâm lá trà Shan tuyết trong nước muối loãng 3 – 5 phút để loại bỏ hết chất bẩn và vi khuẩn. Để ráo nước.
- Bước 3: Đun sôi 2 lít nước, cho lá trà vào đun tiếp khoảng 10 phút. Đợi đến khi nước ấm (khoảng 35 – 38°C) thì chắt lấy nước trà (bỏ lá).
- Bước 4: Rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da bị hăm cho bé bằng nước lá trà Shan tuyết, sau đó thấm khô bằng khăn mềm (không cần rửa lại bằng nước sạch).
Lưu ý:
- Thực hiện 1 lần/ngày sau khi tắm cho bé.
- Mẹ không nên đun sôi quá kỹ để giữ được hàm lượng dược chất trong lá trà.
- Có thể thay thế lá trà shan tuyết tươi bằng lá khô, hãm trà và rửa vùng da bị hăm cho bé.
1.4. Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng khổ qua (mướp đắng)
Cần chờ nước khổ qua sôi từ 5 – 10 phút để thu được hàm lượng dược chất lớn nhất trong nước tắm
Quả mướp đắng chứa nhiều glucozit, vitamin B, C, betaine, protein… làm sạch, sát khuẩn vùng da tổn thương do hăm tã, ổn định nhanh chóng tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.
Cách trị hăm tã bằng khổ qua:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 2-3 quả mướp đắng còn non
- Nước sạch
- Khăn mềm
- Bước 2: Ngâm quả mướp đắng với nước muối loãng khoảng 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch, bỏ hạt, thái lát.
- Bước 3: Đun sôi 2 lít nước, cho mướp đắng vào đun tiếp khoảng 10 phút. Để nguội khoảng (35 – 38°C) thì chắt lấy nước, bỏ bã.
- Bước 4: Dùng nước mướp đắng rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da hăm cho bé, sau đó thấm khô lại bằng khăn mềm (không tráng lại bằng nước thường).
Lưu ý:
- Thực hiện 1 lần/ngày
- Không sử dụng cách này khi vùng hăm của bé có dấu hiệu: sưng tấy, mụn mủ, trầy xước vì có thể gây sót và khiến tình trạng của bé nặng hơn.
1.5. Cách trị hăm háng, mông cho bé bằng sữa mẹ
Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, phòng ngừa viêm nhiễm khi trẻ bị hăm tã
Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể thụ động giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, bảo vệ da, chống lại các tác nhân gây hăm da. Bên cạnh đó, vitamin, khoáng chất trong sữa mẹ còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo và cải thiện vùng da hăm tã.
Cách trị hăm tã bằng sữa mẹ:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 10ml sữa mẹ
- Nước sạch
- Bước 2: Rửa sạch vùng da bị hăm tã của trẻ bằng nước ấm, sau đó dùng khăn mềm lau khô.
- Bước 3: Nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm rồi thoa đều, massage nhẹ nhàng cho bé trong khoảng 3 – 5 phút.
- Bước 4: Để khô tự nhiên sau đó mặc tã mới cho bé.
Lưu ý:
- Thực hiện 1 – 2 lần/ngày sau khi thay tã.
- Sử dụng phần sữa đầu (sữa trong), không dùng sữa cuối (sữa màu trắng đục) vì phần sữa này chứa nhiều chất béo dễ làm bít tắc lỗ chân lông.
1.6. Trị hăm tã hiệu quả bằng lá trà xanh
Cho thêm 1 chút muối ăn vào trà xanh giúp trị hăm tã cho bé hiệu quả hơn
Nước lá trà xanh chứa các thành phần như tanin, polyphenol… có tác dụng sát khuẩn mạnh, giúp làm sạch và phục hồi những tổn thương tại vùng da hăm tã của trẻ. Đồng thời, thành phần vitamin B1, B2, vitamin C trong lá trà xanh còn giúp nuôi dưỡng da khoẻ mạnh, nâng cao cơ chế đề kháng cho da.
Cách trị hăm tã bằng lá trà xanh:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 1 nắm lá trà xanh tươi (100g)
- Nước sạch
- Khăn mềm
- 1 thìa cafe muối (5g)
- Bước 2: Rửa sạch lá trà và ngâm với nước + ½ thìa muối trong 5 – 7 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên lá.
- Bước 3: Cho lá trà và ½ thìa muối vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước. Sau đó, đợi nước ấm (35 – 38°C) thì chắt lấy nước (bỏ bã).
- Bước 4: Dùng khăn mềm thấm nước trà và rửa vùng da bị hăm hoặc pha loãng để tắm cho bé.
Lưu ý:
- Thực hiện 1 lần/ngày
- Không dùng khi da có các vết thương hở, trầy xước, sưng tấy có mủ bởi trà xanh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn những vùng da này.
1.7. Trị hăm tã nhanh bằng dầu tràm tràm
Đặc tính nổi bật của tinh dầu tràm là kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm khi trẻ bị hăm tã
Tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn cao, nhờ vậy mà nó thường được sử dụng để ngăn ngừa khi khuẩn, làm dịu các vết hăm tã cho bé.
Cách trị hăm tã bằng dầu tràm tràm:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 2.5ml tinh dầu tràm
- 2.5ml dầu nền – loại dầu dùng để pha loãng tinh dầu nguyên chất
- Nước sạch (tốt nhất là nước ấm 35 – 38°C)
- Khăn mềm
- Bước 2: Rửa sạch vùng da bị hăm của bé bằng nước, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Bước 3: Pha hỗn hợp tinh dầu tràm và dầu nền và dùng dung dịch này thoa lên vùng da hăm
Lưu ý:
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, dùng liên tục đến khi viết hăm cải thiện.
- Sử dụng tinh dầu tràm nguyên chất (được chiết xuất từ 100% cây tràm, không pha bằng nước hay tạp chất), tránh tinh dầu handmade hay chứa nhiều chất bảo quản.
1.8. Cách trị bé hăm tã bằng lá trầu không
Trầu không có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi bé bị hăm tã
Lá trầu không có chứa các “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm sạch và giảm nhanh triệu chứng hăm tã. Đồng thời, các chất vitamin C, B1… trong lá trầu không còn giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và phục hồi vùng da bị tổn thương do hăm tã.
Cách trị hăm tã bằng trầu không:
- Bước 1: Chuẩn bị
- 3 – 4 lá trầu không (to bằng bàn tay)
- 1 thìa muối (5g)
- Nước ấm
- Khăn sạch
- Bước 2: Rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 7 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
- Bước 3: Đun sôi lá trầu không cùng 1 lít nước sạch trong 10 phút. Đợi nước ấm (35 – 38°C) thì chắt lấy nước.
- Bước 4: Dùng khăn sạch thấm vào nước lá trầu không và chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm.
Lưu ý:
- Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày khi thay tã. Sau 4 ngày sẽ thấy vết hăm cải thiện rõ rệt.
- Không nên để khăn ngấm sũng nước lá trầu, quá nhiều nước sẽ làm ẩm vùng da hăm, tình trạng hăm khó cải thiện.
Thời tiết nóng ẩm, khắc nghiệt của mùa nắng nóng dễ khiến trẻ sơ sinh bị hăm tã, đặc biệt là ở trẻ có làn da nhạy cảm. Do đó, để giúp các mẹ dự phòng hăm tã cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn, các mẹ nên tham khảo ngay 3 cách trên đây nhé